ĐỜI SỐNG

Cao Bằng chuẩn bị đấu giá 21 mỏ khai thác khoáng sản

21 mỏ khoáng sản gồm 08 mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, 11 mỏ đất làm vật liệu san lấp, 02 mỏ sét sẽ được tỉnh Cao Bằng đấu giá trong năm 2024-2025.

Nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đồng thời phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tỉnh Cao Bằng đã có Quyết định phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 

Thông qua đấu giá lựa chọn những tổ chức, cá nhân có đủ năng lực tài chính để đảm bảo thực hiện dự án hoạt động khoáng sản, triển khai công tác bảo vệ môi trường, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và trách nhiệm với địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.

Thêm vào đó, Đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh làm căn cứ pháp lý cho việc lập thủ tục cấp Giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản, trên nguyên tắc đảm bảo tính công khai, minh bạch, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư.

Các khu vực khoáng sản được lựa chọn đưa ra đấu giá phải thuộc Phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 24/11/2023.

Các khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2024, gồm có 08 mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, 11 mỏ đất làm vật liệu san lấp, 02 mỏ sét.

đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2024, gồm có 08 mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, 11 mỏ đất làm vật liệu san lấp, 02 mỏ sét.

Thời gian thực hiện: Năm 2024 và năm 2025 với kinh phí thực hiện theo quy định của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMTBTC ngày 09/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

8 mỏ đá vôi bao gồm Mỏ đá Ngườm Giang, xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh với khu I 2,04 ha và khu II 3,74 ha. Mỏ đá Pài Cái, xóm Pác Chang, xã Khâm Thành, huyện Trùng Khánh với 5,20 ha. Mỏ đá Khau Pầu, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc với 6,93 ha. Mỏ đá Tổng Phườn, Xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm với 3,01 ha. Mỏ đá xóm Bản Chiên, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh với 6,80 ha. Mỏ đá Bản Lũng, xã Thái Cường, huyện Thạch An với 11,04 ha. Mỏ đá Bản Chá (phần mở rộng), xóm Bản Chá, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng với 1,50 ha. Mỏ đá Cai Chủa, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình với 6,98 ha.

Đáng chú ý Mỏ đá Ngườm Giang, xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh và Mỏ đá Pài Cái, xóm Pác Chang, xã Khâm Thành, huyện Trùng Khánh đã tiến hành đấu giá lần 1.

Tham khảo thêm
Hà Tĩnh: 23 mỏ khoáng sản khai thác vượt công suất

2 Mỏ sét cũng nằm trong kế hoạch đấu giá lần này của tỉnh Cao Băng là Mỏ sét Nà Khiếng, xã Thượng Hà, huyện Bảo Lạc và Mỏ sét Lũng Mật, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng tổng diện tích 2 mỏ trên hơn 6ha.

Cùng với đó là 11 mỏ đất làm vật liệu thông thương cũng nằm trong kế hoạch đấu giá của tỉnh Cao Bằng.

Việc đấu giá cũng thể hiện công khai, minh bạch trong công tác quản lý khoáng sản, tạo bình đẳng giữa các nhà đầu tư, nhằm phát huy hiệu quả kinh tế xã hội.