THƯƠNG TRƯỜNG

Cam sành rớt giá, nông dân Trà Vinh "rớt nước mắt"

Trước tình trạng giá cam sành giảm mạnh, nhiều nông dân ở Trà Vinh đang đối mặt với thua lỗ nặng nề, khi chi phí đầu tư không được bù đắp.

Nỗi khổ của nhà vườn

Trong những ngày gần đây, nông dân trồng cam sành tại tỉnh Trà Vinh đang phải đối mặt với tình trạng giá cả sụt giảm nghiêm trọng.

Giá cam sành loại I hiện chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, khiến người trồng cam thua lỗ từ 60% đến 70% so với chi phí đầu tư.

Ngày 5/11, trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Nhiệm, một nông dân tại ấp Bưng Lớn A (xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè) cho biết, gia đình ông sở hữu 11ha cam sành và đang chịu thiệt hại nặng nề do giá cả không ngừng giảm.

Nông dân trồng cam sành tại tỉnh Trà Vinh đang phải đối mặt với tình trạng giá cả sụt giảm nghiêm trọng.

"Với mức giá này, chúng tôi đang lỗ khoảng 5.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn đã phải cắt vụ, không "neo trái" cho đến khi cam già, hoặc bán khi cam còn xanh để giảm thiểu thiệt hại", ông Nhiệm chia sẻ.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Hết, cũng là một nông dân ở địa phương, đang đứng ngồi không yên vì cam của gia đình đến thời điểm thu hoạch, nhưng thương lái đã đặt cọc lại không xuất hiện.

Theo thống kê của nhiều nhà vườn, chi phí đầu tư ban đầu để trồng 1ha cam sành ước tính khoảng 600 triệu đồng, trong đó chi phí hàng năm lên tới 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhiều nhà vườn còn phải chi thêm từ 60 đến 100 triệu đồng cho việc thuê đất.

Tìm hướng phát triển bền vững cho cam sành

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, nguyên nhân chính dẫn đến giá cam sành giảm mạnh là do nông dân liên tục mở rộng diện tích trồng cam trong những năm qua, khiến sản lượng tăng mạnh.

Tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 3.655ha cam sành, tập trung chủ yếu ở huyện Cầu Kè với hơn 2.470ha. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ cam ở miền Bắc chưa kịp thời đáp ứng do thời tiết lạnh, khiến nông dân gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Trước đây, cam sành từng có giá ổn định, đạt mức trung bình trên 10.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân với mức lãi bình quân từ 300 triệu đến 500 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, cam sành thường xuyên phải cạnh tranh với các giống cam khác trong mùa thu hoạch, điều này làm cho giá cả ngày càng trở nên khó lường.

Trước đây, cam sành từng có giá ổn định, đạt mức trung bình trên 10.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân với mức lãi bình quân từ 300 triệu đến 500 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, với tình trạng giá cả giảm mạnh hiện nay, nhiều hộ nông dân không thể tiếp tục sản xuất.

Trước tình hình giá cam sành rớt thảm, chính quyền địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Trước tình hình giá cam sành rớt thảm, chính quyền địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Các thông tin về cam sành đang được đưa lên sàn thương mại điện tử, đồng thời vận động các doanh nghiệp tham gia "giải cứu" cam cho bà con nông dân. Ngành chức năng cũng khuyến khích các nhà vườn áp dụng kỹ thuật canh tác mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Một số bài viết kêu gọi "giải cứu" cam sành ở Tp.HCM trên mạng xã hội.

Theo ghi nhận của PV Người Đưa Tin, tại Tp.HCM, nhiều người dân đã hỗ trợ đăng bài "giải cứu" cam sành lên các diễn đàn, hội nhóm.

Các nhóm Facebook như “Giải cứu cam sành Trà Vinh” hay “Ủng hộ nông sản Việt” đang thu hút sự tham gia đông đảo của cộng đồng. Người tiêu dùng được khuyến khích mua cam sành trực tiếp từ nông dân để hỗ trợ họ vượt qua khó khăn, đồng thời góp phần ổn định giá cả trên thị trường.

Nông dân Trà Vinh đang rất cần sự hỗ trợ và tìm kiếm các giải pháp bền vững để thoát khỏi cơn bão giá cam sành.

Tình hình hiện nay đặt ra thách thức không chỉ cho nông dân, mà còn cho chính quyền trong việc tái cấu trúc sản xuất, đảm bảo sự ổn định cho cây cam sành - một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh.

Ngày 5/11, trao đổi với PV, ông Phạm Thanh Toàn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè, cho biết cam sành được trồng nhiều nhất ở các xã Tam Ngãi, Thông Hòa và Thạnh Phú, mỗi năm cung cấp gần 200.000 tấn cho thị trường. T

Tuy nhiên, cam sành ở Trà Vinh hiện chưa có thị trường xuất khẩu và chủ yếu bán tươi trong nước. Địa phương cũng không có doanh nghiệp thu mua cam sành để chế biến sâu, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu và giá cam thấp do diện tích trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long liên tục mở rộng.

Trước thực trạng này, huyện Cầu Kè đang phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa cho quả cam sành.

Đồng thời, ngành nông nghiệp địa phương đang đẩy mạnh tuyên truyền và tạo điều kiện cho các hộ trồng cam sành chuyển đổi sang các cây trồng khác, hỗ trợ theo chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025, theo Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Tham khảo thêm
Cam sành rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân xót xa ôm lỗ hàng trăm triệu đồng

Trần Tuấn